7 Chỉ số đo lường hiệu quả website phổ biến
Bất kỳ chiến dịch digital marketing nào muốn thành công đều cần có mục tiêu và đo lường hiệu quả. Với sự phát triển của website và các công cụ đo lường, có rất nhiều phương tiện để bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Trong bài viết này, IGB sẽ chỉ ra 7 chỉ số đo lường hiệu quả website (KPIs) mà các doanh nghiệp nên biết để điều chỉnh trang web của mình trong tương lai.
Các KPIs này giúp bạn đạt được các mục tiêu về trang web của mình dựa trên các mục tiêu tiếp thị, chẳng hạn như tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng hơn, cải thiện tỷ lệ người đăng ký và tăng nhận thức và sự tin tưởng.
1. Chỉ số đo lường hiệu quả website phổ biến nhất: Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) có lẽ là KPI phổ biến nhất. Đa số nhà quản trị website đều muốn biết có bao nhiêu người truy cập web đã mua hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng tùy trường hợp mà tỷ lệ chuyển đổi có thể ở các dạng khác nhau. Con số này không nhất thiết là chuyển đổi từ người truy cập website sang người mua. Tỷ lệ chuyển đổi có thể là khiến người truy cập đăng ký nhận bản tin của bạn, tỷ lệ tải một tài liệu của bạn. Thậm chí tỷ lệ chuyển đổi không cần là mục tiêu kinh doanh của bạn mà chỉ đóng góp vào mục tiêu chung.

2. Số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện (Qualified Leads)
Một loại chỉ số đo lường hiệu quả website mà rất nhiều nhà quản trị web hiểu lầm là lượng người truy cập trang web. Khi con số này lớn, nó chỉ thực sự nói lên chính xác về việc website phù hợp với ngành hàng. Việc bạn cần biết là có bao nhiêu khách truy cập thực sự có thể mua hàng của bạn. Đây là những khách hàng tiềm năng đủ điều kiện vì họ đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện mà bạn đã đặt ra. Khi này, chúng ta sử dụng một thuật ngữ marketing đó là “leads” – chỉ tập khách hàng có phản hồi hoặc quan tâm tới doanh nghiệp của bạn.
Sử dụng CRM để theo dõi
Thông thường, bạn sẽ theo dõi lượng “leads” qua URL trên trang “Cảm ơn quý khách” sau khi khách truy cập điền vào biểu mẫu trên website của bạn. Đó có thể là biểu mẫu liên hệ đặt lịch hẹn, tư vấn sơ bộ,….Đây sẽ là tỷ lệ chuyển đổi tổng thể như đã nói ở trên. Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn không thể theo dõi lượng leads chất lượng mà mà chỉ theo dõi tổng số leads. Với loại chỉ số đo lường hiệu quả website này, bạn sẽ cần đến phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Khi người dùng điền vào biểu mẫu tạo và nhấn vào “gửi”, Google Analytics sẽ truyền dữ liệu đó đến nền tảng CRM của bạn. Sau đó, bạn có thể kiểm tra và xếp hạng các khách hàng tiềm năng để xác định liên hệ nào là “đủ tiêu chuẩn”.

3. Đo lường hiệu quả website qua mức độ nhận thức về thương hiệu
Khi bạn đang thực hiện các hoạt động thúc đẩy thương hiệu của bạn trên thị trường, bạn cần biết chính xác mức độ hiệu quả của những nỗ lực của mình. Có một số yếu tố cho thấy nhiều người đang quen thuộc với thương hiệu của bạn. Để giúp bạn trong khâu này, Google Analytics chia nhỏ lưu lượng truy cập trang web dựa trên các nguồn. Nếu bạn nhìn vào những kết quả này (theo thời gian), bạn sẽ biết được phần trăm khách truy cập trang web của bạn đã biết đến thương hiệu của bạn vào thời điểm đó. Sau khi bắt đầu theo dõi số liệu thống kê hiện tại của mình, bạn sẽ có cách đề xuất giải pháp tăng lưu lượng truy cập vào trang web dựa trên kết quả của Google Analytics.

4. Tỷ lệ chuyển đổi bán hàng
Nếu bạn tập trung vào số lượng hàng hóa bán qua website, thì tỷ lệ chuyển đổi bán hàng là một số liệu cần theo dõi. Chỉ số này cũng có thể được kiêm tra tương tự như “tỷ lệ chuyển đổi”. Google Analytics có báo cáo Thương mại điện tử được tích hợp sẵn. Vì vậy nếu website của bạn đang bán hàng, bạn có thể dễ dàng nhận được dữ liệu về tỷ lệ chuyển đổi bán hàng của mình, bao gồm tổng doanh thu, số lượng giao dịch và số lượng mặt hàng đã mua.
Bạn có thể xem xét thêm dữ liệu này bằng cách xem xét các nguồn lưu lượng truy cập có giá trị nhất về nguồn gốc (source) của những người chi tiêu nhiều nhất hoặc đối tượng chuyển đổi cao nhất của bạn đến từ đâu. Loại dữ liệu này có thể giúp cung cấp thông tin cho các kế hoạch marketing của bạn.
Bạn có thể xem xét thêm dữ liệu này bằng cách xem xét các nguồn lưu lượng truy cập có giá trị nhất về nguồn gốc (source) của những người chi tiêu nhiều nhất hoặc đối tượng chuyển đổi cao nhất của bạn đến từ đâu. Loại dữ liệu này có thể giúp cung cấp thông tin cho các kế hoạch marketing của bạn.

5. Thời gian trước khi mua hàng
Đây là một trong những chỉ số đo lường hiệu quả website ít được quan tâm nhất. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ nhìn vào tỷ lệ chuyển đổi mà không quan tâm đến việc khách hàng mất bao lâu để chuyển đổi. Nếu sau nhiều lượt truy cập vào trang web khách hàng mới mua sản phẩm, không có nghĩa đây là một dấu hiệu xấu. Họ chỉ đơn giản dành thời gian để tìm hiểu thương hiệu của bạn. Cũng có thể họ đọc blog trên trang web của bạn, xem kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực đến đâu.
Hầu hết các công cụ phân tích đều cung cấp số liệu này và Google Analytics hiển thị chỉ số này cho các trang Thương mại điện tử dưới dạng “Lượt truy cập để mua hàng” và “Số ngày mua hàng”. Bạn nên sử dụng nó ngay cả khi bạn sở hữu một cửa hàng trực tuyến. Việc thiết lập tài khoản phân tích của bạn để theo dõi các loại chuyển đổi không mua hàng khác (giống như những chuyển đổi mà chúng ta đã nhắc tới trước đó) như một phần của báo cáo Thương mại điện tử.
Hầu hết các công cụ phân tích đều cung cấp số liệu này và Google Analytics hiển thị chỉ số này cho các trang Thương mại điện tử dưới dạng “Lượt truy cập để mua hàng” và “Số ngày mua hàng”. Bạn nên sử dụng nó ngay cả khi bạn sở hữu một cửa hàng trực tuyến. Việc thiết lập tài khoản phân tích của bạn để theo dõi các loại chuyển đổi không mua hàng khác (giống như những chuyển đổi mà chúng ta đã nhắc tới trước đó) như một phần của báo cáo Thương mại điện tử.
6. Giá trị đặt hàng trung bình

Nếu bạn đang bán một sản phẩm, dễ thấy mỗi chuyển đổi dẫn đến một số tiền bằng với giá sản phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều sản phẩm, bạn cần biết giá trị trung bình của mỗi đơn hàng. Về bản chất nếu đứng một mình, chỉ số đo lường hiệu quả website này không có giá trị lắm. Nhưng khi kết hợp với bối cảnh, bạn sẽ có được một bức tranh rõ ràng. Ví dụ như nhóm sản phẩm cao cấp hay bình dân đang được ưa chuộng bởi một tệp khách hàng nào đó.
7. Sự hài lòng của khách hàng
Thông thường, sự hài lòng của khách hàng mang tính chủ quan cao. Điều này khiến đây trở thành một chỉ số khó theo dõi — nhưng hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, bạn cần nhiều hơn là chỉ có Google Analytics cho việc này. Một trong những cách định tính mà bạn có thể đo lường sự hài lòng của khách hàng là thông qua các cuộc khảo sát. Bạn cũng có thể đặt vấn đề từ việc khách hàng bỏ qua giỏ hàng và tỷ lệ thoát. Thông qua các chỉ số này, bạn có thể biết mình bắt đầu mất khách hàng từ đâu.
Có rất nhiều chỉ số đo lường hiệu quả website theo các cách khác nhau. Trên đây là 7 chỉ số IGB cho rằng những nhà quản trị website, những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến cần chú trọng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
Có rất nhiều chỉ số đo lường hiệu quả website theo các cách khác nhau. Trên đây là 7 chỉ số IGB cho rằng những nhà quản trị website, những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến cần chú trọng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
Thu Hiền