logo
 

 

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Hồ Sơ Năng Lực
    • Công Ty Cổ Phần IGB
  • Dịch vụ
  • Dự án
  • Tin tức
    • Thiết Kế App Mobile
    • Thiết Kế Website
    • Quảng Cáo Google
    • test
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Brief là gì? Tại sao mọi doanh nghiệp đều cần?

Khi nói về một chiến dịch Marketing thì sẽ luôn nghe thấy thuật ngữ Brief. Đây được cho là vũ khí chủ lực giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong chiến dịch. Vậy Brief là gì? Làm thế nào để tạo nên 1 bản Brief hoàn hảo nhất?
 

Brief là gì?
 

Trước khi tìm hiểu về cách tạo một bản Brief hoàn hảo thì tham khảo qua một số thông tin liên quan đến định nghĩa của thuật ngữ này nhé!
 
Brief hay còn được hiểu là bản tóm tắt do chính khách hàng (Client) cung cấp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing. Trong bản tóm tắt này sẽ bao gồm những thông tin cô đọng về yêu cầu của Client. Từ đó, Agency hiểu rõ hơn về những mong muốn, mục tiêu cần thực hiện trong chiến dịch Marketing đó.
 
Việc xây dựng một bản Brief hoàn hảo sẽ giúp truyền đạt chính xác những mong muốn của khách hàng. Đồng thời, bản Brief hoàn hảo cũng sẽ giúp Agency có định hướng chính xác hơn về phương hướng thực hiện chiến dịch. Có thể thấy rằng, 1 bản Brief đóng vai trò rất quan trọng trong 1 chiến dịch Marketing.
 
 

Các loại Brief được dùng phổ biến nhất
 

Nhìn chung, hiện có 2 loại Brief được sử dụng phổ biến nhất là Creative Brief và Communication Brief. Hiểu rõ 2 loại Brief này và mục đích sử dụng sẽ giúp Agency làm việc hiệu quả hơn.
 

Creative Brief
 

Đây được hiểu là bản tóm tắt do chính Account viết cho team Creative và thường chỉ được lưu hành trong nội bộ. Loại Brief này có tác dụng chính trong khơi gợi sáng tạo, truyền động lực và cung cấp thông tin cho nhân sự tham gia vào chiến dịch.
 
Các thành phần cần có trong 1 bản Creative Brief bao gồm mô tả công việc (Job Description), thông tin khách hàng mục tiêu (Target Audience), điểm khác biệt của sản phẩm có tác động tới khách hàng (SMP), Mục tiêu hành động của khách hàng (Key Response), Ngân sách (Budget).
 

 

Communication Brief
 

Khác với bản Brief chỉ được lưu hành nội bộ ở trên thì đây là bản được dùng trao đổi giữa Client và Account của Agency. Nội dung của bản tóm tắt này sẽ giải đáp cho 5W1H (Who, What, Where, When, Why, How). Những thông tin giải đáp được trình bày đầy đủ với mục tiêu giúp Agency hiểu được khách hàng và tạo ra chiến lược Marketing tốt nhất.
 
Một bản Communication Brief đầy đủ sẽ bao gồm:
 
  • Mục tiêu của dự án (Project).
  • Khách hàng (Client).
  • Các thông tin liên quan đến sản phẩm, thương hiệu (Brand).
  • Mô tả chi tiết về yêu cầu và mục đích của dự án (Project Description).
  • Thị trường, đối thủ cạnh tranh (Brand background).
  • Mục tiêu tiếp thị tương ứng với chiến dịch truyền thông (Objectives).
  • Khách hàng mục tiêu (Target Audience).
  • Khu vực thực hiện chiến dịch (Coverage).
  • Ngân sách (Budget).
  • Thời gian (Timing).
 

 

Các yếu tố tạo nên Brief hoàn hảo nhất
 

Có nhiều yếu tố cần thiết để tạo nên một bản Brief cho chiến dịch Marketing. Ở bài viết hôm nay gửi đến bạn tổng hợp 5 yếu tố giúp bạn tạo nên được bản Brief hoàn hảo nhất.
 

Brief đảm bảo sự xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu
 

  • Các đối tượng mục tiêu là ai?
  • Vấn đề cần giải quyết là gì?
  • Sản phẩm, dịch vụ nào dùng để giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất?
 

 

Phải làm rõ mục tiêu
 

Đây là bước quan trọng nhất của một bản Brief. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp quá trình thực hiện được nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều đấy. Để nắm rõ được mục tiêu thì bạn cần phải xác định được lí do phát triển dự án, những kỳ vọng và kết quả bạn muốn nhận lại, đồng thời bạn phải xác định được phương pháp đo lường cần sử dụng để đánh giá sự thành công.
 

Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh
 

Trong mỗi chiến dịch Marketing, việc phân tích đối thủ cạnh tranh luôn là điều cần thiết. Bạn hãy tìm hiểu kĩ về bối cảnh cạnh tranh, sự ảnh hưởng của thị trường đến chiến dịch của mình. So sánh điểm khác biệt giữa sản phẩm của bạn với đối thủ rất cần thiết trước mỗi dự án.
 

Luôn chủ động ngân sách
 

Ngân sách là nội dung đóng vai trò quan trọng đối với quá trình vận hành cũng như thành công của chiến dịch Marketing. Agency và Client cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho các chi phí phát sinh và các giải pháp để giải quyết. Đồng thời cần phải dự trù được ngân sách với bên đối tác và tính toán lại nếu ngân sách vượt quá ước tính.
 

Các phần mềm hỗ trợ
 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm giúp chúng ta có thể tạo ra một bản Brief dễ dàng hơn. Bằng các thuật toán các phần mềm đã hỗ trợ phân tích thị trường cũng như các yếu tố cạnh tranh và các khách hàng tiềm năng. Các ứng dụng đã thu thập thông tin từ các nguồn báo uy tín để cung cấp cho bạn những tin tức hữu ích. Trong đó Google Analytics, Google Trends được giới Maketing yêu thích và sử dụng bởi tính tiện lợi và những trải nghiệm thú vị mà nó mang lại.
 

Quy trình thiết lập Brief chuẩn
 

Bất kể sự hợp tác làm việc nào cũng cần phải có quy trình làm việc cụ thể. Brief là công cụ kết nối giữa Client và Agency nên quy trình làm việc với bản tóm tắt này cần phải được rõ ràng.
 
 

Tạo Brief
 

Client sẽ cung cấp Brief cho Agency để đơn vị thực hiện chiến dịch Marketing nắm bắt đầy đủ những thông tin cần thiết để lên kế hoạch cho dự án. Thông qua bản Brief này thì Agency cũng phần nào hiểu được những mong muốn mà Client muốn truyền đạt.
 

Lập kế hoạch
 

Agency hiểu rõ được những yêu cầu từ client và bắt đầu lên kế hoạch tổng quan, chi tiết cho dự án. Các kế hoạch tổng quan sẽ bao gồm các ý tưởng lớn, thông tin ngân sách sẽ được sử dụng trong chiến dịch. Kế hoạch chi tiết sẽ được làm nổi bật hơn từng nội dung cụ thể để đạt được mục tiêu đã đưa ra ở kế hoạch tổng quan.
 

Thực hiện
 

Sau khi Agency hoàn tất kế hoạch thực hiện thì sẽ gửi lại Client bản kế hoạch. 2 bên thống nhất và thông qua kế hoạch hoàn chỉnh thfi Agency sẽ bắt tay vào thực hiện. Các hình ảnh, nội dung, video sẽ bắt đầu được sản xuất và truyền tải lên các kênh truyền thông.
 

Quảng cáo
 

Các hoạt động quảng cáo giúp chiến dịch tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Đồng thời, sử dụng các kênh quảng cáo online hiệu quả mang đến sự tiết kiệm tối đa cho ngân sách đưa ra trong Brief.
 

Báo cáo

 

Sau khi chiến dịch hoàn thành thì Client và agency sẽ cùng tổng kết các thành công nhận được. Đây cũng là dịp để đúc kết những kinh nghiệm và bài học cho những chiến dịch tiếp theo. Bước cuối cùng trong quy trình làm việc với Brief chính là thanh toán và thanh lý hợp đồng.
 
Trên đây là những thông tin giải đáp cho Brief là gì và những nội dung liên quan đến bản tóm tắt này. Đây là công cụ quan trọng tạo nền tảng cho thành công của chiến dịch Marketing. Vì vậy, bất kể bạn đang ở vai trò là Client hay Agency đều cần phải cẩn thận và tỉ mỉ để tạo ra 1 bản Brief tốt nhất.
 
Thu Hiền
>> Xem thêm:

Tăng lượt tải app với 11 bí kíp marketing

Lợi ích quảng cáo google ads mang lại và cách tính chi phí chạy quảng cáo
Phát triển page hay phát triển thương hiệu?

Phát triển page hay phát triển thương hiệu?

Bài viết đặt ra câu hỏi đâu là đích đến cuối cùng của doanh nghiệp, là xây dựng page hay xây dựng một thương hiệu....
AI sẽ tối ưu hóa hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo như thế nào

AI sẽ tối ưu hóa hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo như thế nào

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, hành trình để đến với khách hàng trở nên khó khăn hơn, chúng diễn ra trên...
Cách để marketing thương mại điện tử đạt hiệu quả cao

Cách để marketing thương mại điện tử đạt hiệu quả cao

Marketing thương mại điện tử là cách nhanh nhất và hiệu quả để tiếp cận khách hàng mới trên thị trường kỹ thuật...
Tiêu điểm
Closure là gì? Tại sao cần dùng closure?
Closure là gì? Tại sao cần dùng closure?
7 khái niệm Javascript cơ bản không thể bỏ qua
7 khái niệm Javascript cơ bản không thể bỏ qua
Phát triển pop up có lợi như thế nào đối với website của bạn?
Phát triển pop up có lợi như thế nào đối với website của bạn?
Tip khiến màu sắc trong thiết kế của bạn trở nên hài hòa và cân đối hơn
Tip khiến màu sắc trong thiết kế của bạn trở nên hài hòa và cân đối hơn
10 xu hướng thiết kế mùa hè 2023 mà bạn nên cập nhật
10 xu hướng thiết kế mùa hè 2023 mà bạn nên cập nhật

Tin được xem nhiều

  • Lập Trình App Mobile Và Những Điều Bạn Chưa Biết
  • Thiết Kế Ứng Dụng App Mobile
  • Top 5 Framework Phát Triển Ứng Dụng Di Động Đa Nền Tảng
  • TOP 10 Kinh Nghiệm Chạy Quảng Cáo Google
  • 13 công cụ phân tích ứng dụng di động tốt nhất cho doanh nghiệp
  • So sánh sự khác biệt giữa React Native Và Native App
  • Thiết Kế Website Công Ty
© 2017 IGB ., JSC. All Rights Reserved.