LƯU Ý KHI TỐI ƯU HÓA ỨNG DỤNG TRÊN CÁC NỀN TẢNG KHÁC NHAU
Như bạn đã biết, hiện nay có hai cửa hàng ứng dụng phổ biến nhất đó là Apple App Store và CH Play. Mỗi hệ điểu hành lại sử dụng một cửa hàng ứng dụng khác nhau nên những nhà phát triển ứng dụng cần lưu ý nếu muốn tối đa hóa ứng dụng (ASO) của mình
Trước khi đi vào tìm hiểu về cách thức tối ưu hóa cho ứng dụng, có một điểm quan trọng đó là chúng ta cần phân biệt được điểm khác nhau khi tối ưu hóa cho hai cửa hàng ứng dụng Apple App Store và Google Play Store. Sẽ có những yếu tố xếp hạng đặc thù cho mỗi nền tảng này.
Ngoài ra thì, cả 2 nền tảng đều chưa từng công bố những thành phần có trong thuật toán của họ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể rút ra một số kết luận để xem những yếu tố nào thực sự có tác động đối với từng nền tảng này.

Các yếu tố xếp hạng trong App Store
Những yếu tố quan trọng đối với các ứng dụng iOS mà bạn có thể tác động, bao gồm:

Những yếu tố quan trọng đối với các ứng dụng Android mà bạn có thể tác động, bao gồm:
>>Xem thêm:
Những lý do doanh nghiệp cần quan tâm đến ASO khi phát triển ứng dụng di động
Cách đo lường hiệu quả của ASO mà doanh nghiệp nên biết
Trước khi đi vào tìm hiểu về cách thức tối ưu hóa cho ứng dụng, có một điểm quan trọng đó là chúng ta cần phân biệt được điểm khác nhau khi tối ưu hóa cho hai cửa hàng ứng dụng Apple App Store và Google Play Store. Sẽ có những yếu tố xếp hạng đặc thù cho mỗi nền tảng này.
Sự khác nhau giữa Apple App Store và Google Play Store
Hai app store phổ biến này có rất nhiều điểm tương đồng. Từ góc độ của người dùng thì mỗi nền tảng đều vận hành theo cơ chế giống nhau và đáp ứng một mục đích như nhau: để cho phép người dùng tìm kiếm và cài đặt các ứng dụng trên thiết bị iOS hoặc Android. Tuy nhiên, từng cửa hàng ứng dụng lại sở hữu hệ thống riêng (hoặc đối với những người tư duy theo lối SEO, thì là thuật toán tìm kiếm riêng) mà bạn cần tối ưu hóa dựa trên đó.Hệ thống đánh giá
Cả hai app store đều sử dụng một hệ thống đánh giá (review system) để đảm bảo việc duy trì một mức chất lượng ổn định. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là quá trình này đối với Apple thường dài hơn. Đây là một điểm khác biệt chính yếu; bạn cần phải “chừa ra” ít nhất là 3 ngày (3-day buffer) đối với các ứng dụng iOS.Yếu tố xếp hạng
Điểm khác biệt lớn thứ hai đó là các keyword được sử dụng như là yếu tố xếp hạng. Google Play Store sẽ lập chỉ mục (index) toàn bộ content (title, description…). Nhưng ngược lại, Apple App Store sẽ sử dụng một trường từ khóa cụ thể (keywords field) để bạn đưa vào các từ khóa có liên quan phục vụ cho mục đích xếp hạng.Ngoài ra thì, cả 2 nền tảng đều chưa từng công bố những thành phần có trong thuật toán của họ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể rút ra một số kết luận để xem những yếu tố nào thực sự có tác động đối với từng nền tảng này.
Lưu ý khi tối ưu hóa ứng dụng
Các yếu tố xếp hạng trong Apple App Store

Các yếu tố xếp hạng trong App Store
Những yếu tố quan trọng đối với các ứng dụng iOS mà bạn có thể tác động, bao gồm:
- Tên ứng dụng (app name)
- Tiêu đề phụ cho ứng dụng (app subtitle) – là dòng ngay bên dưới tên ứng dụng
- Địa chỉ URL của ứng dụng (app URL)
- Các từ khóa (keyword)
- Số lượt cài đặt (installs)
- Các đánh giá & nhận xét (reviews & ratings)
- Các cập nhật cho ứng dụng (app updates)
- Các lượt mua bên trong ứng dụng (in-app purchases)
Các yếu tố xếp hạng trong Google Play Store

Các yếu tố xếp hạng trong CH Play
Những yếu tố quan trọng đối với các ứng dụng Android mà bạn có thể tác động, bao gồm:
- Tiêu đề cho ứng dụng (app title)
- Phần mô tả ngắn cho ứng dụng (app short description)
- Phần mô tả dài cho ứng dụng (app long description)
- Số lượt cài đặt (installs)
- Lượt đánh giá & nhận xét (reviews & ratings)
- Các lượt mua bên trong ứng dụng (in-app purchases)
- Các bản cập nhật (updates)
Thùy Dịu
>>Xem thêm:
Những lý do doanh nghiệp cần quan tâm đến ASO khi phát triển ứng dụng di động
Cách đo lường hiệu quả của ASO mà doanh nghiệp nên biết