logo
 

 

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Hồ Sơ Năng Lực
    • Công Ty Cổ Phần IGB
  • Dịch vụ
  • Dự án
  • Tin tức
    • Thiết Kế App Mobile
    • Thiết Kế Website
    • Quảng Cáo Google
    • test
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Hiểu rõ về SEO và SEM trong Marketing

SEO và SEM đều có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất trang web của bạn. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai chiến lược này giúp bạn xác định chiến dịch tiếp thị phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của bạn.

Tổng quát về SEO và SEM

Trong Marketing, SEO và SEM đều có chung một mục đích là giúp website xuất hiện ở những vị trí nổi bật nhất trên các công cụ tìm kiếm mỗi khi người dùng đặt lệnh truy vấn các chủ đề liên quan. Qua đó, người dùng truy cập vào website sẽ giúp họ hiểu thêm về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp của bạn đến gần hơn với nhóm khách hàng mục tiêu.

Để có thể vận dụng tốt SEO và SEM trong Marketing, doanh nghiệp cần xác định những từ khóa liên quan đến sản phẩm. Bên cạnh đó, cả hai hình thức đều cần phải theo dõi và điều chỉnh, tối ưu liên tục để đảm bảo hiệu quả vận dụng cho Marketing được cao nhất.  
SEO

SEO (Search Engine Optimization) là những hoạt động tối ưu hóa nhằm giúp các nội dung trên website đạt được thứ hạng hiển thị cao trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên của các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay như Google, Bing…

Có 3 yếu tố chính cấu thành nên SEO bao gồm:

  • SEO Onpage: Bao gồm những thao tác tối ưu hóa các yếu tố trên website bao gồm title, từ khóa, thẻ alt hình ảnh, tag, URL, meta description… theo tiêu chuẩn SEO. Mục đích của những thao tác này là giúp BOT của các công cụ tìm kiếm có thể hiểu nội dung và đề xuất tự nhiên lên các thứ hạng hiển thị cao. 

  • SEO Offpage: Là những hoạt động tối ưu hóa diễn ra bên ngoài website, bao gồm xây dựng liên kết, thực hiện marketing trên social media… Mục đích của những hoạt động này là kéo traffic (lượt truy cập) về website.

  • Technical SEO: Là những hoạt động liên quan đến cải thiện trải nghiệm người dùng bao gồm: tăng tính phù hợp với thiết bị di động, gia tăng bảo mật, tăng tốc độ tải trang… được thực hiện nhằm tối ưu các yếu tố giúp công cụ tìm kiếm đánh giá website được hiệu quả hơn.

SEM

SEM chính là những hoạt động trả phí để quảng cáo xuất hiện ở phần kết quả tìm kiếm trả phí. Phần lớn thường được liên kết với việc sử dụng quảng cáo PPC (Pay-Per-Click), trong đó bạn sẽ phải trả tiền mỗi khi có người bấm vào quảng cáo của bạn trên kết quả tìm kiếm. Các nền tảng quảng cáo phổ biến như Google Ads cho phép bạn đặt các quảng cáo ở vị trí đầu tiên hoặc trên cùng của kết quả tìm kiếm.

Các hình thức phổ biến của SEM hiện nay có thể kể đến:

  • Search ADs

  • Shopping ADs

  • Display ADs

  • Gmail ADs

  • Youtube ADs

  • …

Điểm khác biệt giữa SEO và SEM

SEM phải trả phí, SEO không mất phí

Khi doanh nghiệp sử dụng SEM để tiếp cận website đến khách hàng, họ phải trả tiền mỗi khi có người truy cập vào quảng cáo. Ngược lại với SEM, SEO sẽ giúp website đạt được thứ hạng tìm kiếm cao với lượt truy cập tự nhiên nếu như đáp ứng các tiêu chuẩn của SEO.

Thời gian hiển thị kết quả

SEO đòi hỏi thời gian dài để thấy kết quả. Vì việc tối ưu hóa và thăng hạng trang web tự nhiên đạt chuẩn yêu cầu SEO cần một thời gian dài thao tác. Trong khi đó, SEM cho phép bạn xuất hiện ngay lập tức trên kết quả tìm kiếm sau khi bạn bắt đầu chạy quảng cáo.

Khả năng kiểm soát

Khi sử dụng SEM trong Marketing, doanh nghiệp sẽ sở hữu mức độ kiểm soát cao hơn về vị trí xuất hiện và đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể chọn từ khóa, vị trí địa lý và nhiều yếu tố khác để tối ưu hóa quảng cáo của mình. Trong khi đó, SEO còn phụ thuộc vào các thuật toán tìm kiếm và yếu tố ngoại vi. Bạn sẽ phải nghiên cứu xu hướng tìm kiếm hiện nay, bao gồm bộ hệ thống từ khóa để lồng ghép vào bài viết của mình để đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Hiệu quả lâu dài

Xuất phát từ đặc điểm trả phí để được hiển thị trên thứ hạng tìm kiếm, SEM sẽ phụ thuộc vào nguồn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Điều này đồng nghĩa với việc khi doanh nghiệp ngưng sử dụng dịch vụ, website và sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ ngừng tiếp cận đến với nhóm khách hàng mục tiêu.

Khác với SEM, SEO tuy mất công tối ưu hóa và hiển thị kết quả chậm hơn nhưng mang lại cho website và doanh nghiệp hiệu quả lâu dài. Khi bài viết đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm đồng nghĩa với việc nội dung website đã được BOT đánh giá cao và hữu ích với người dùng. Từ đó website sẽ được gia tăng độ uy tín và ưu tiên hiển thị khi người dùng đặt lệnh tìm kiếm các từ khóa liên quan. Website sẽ chỉ bị hạ thứ hạng nếu như vi phạm các điều khoản, chính sách cộng đồng hoặc website đối thủ có thông tin hữu ích hơn đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp bạn hướng đến.  

 
Backlink xấu ảnh hưởng gì đối với doanh nghiệp?

Backlink xấu ảnh hưởng gì đối với doanh nghiệp?

Backlink là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực SEO (Search Engine Optimization) và tiếp thị trực tuyến nói chung. Đây là một...
Bí kíp tối ưu hóa sitemap cho doanh nghiệp của bạn

Bí kíp tối ưu hóa sitemap cho doanh nghiệp của bạn

Việc hiểu về Sitemap là hết sức quan trọng để đảm bảo trang web của bạn được tìm thấy và được đánh giá tốt trên...
Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện audit website?

Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện audit website?

Trong thời đại số hóa ngày nay, website đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị và kinh doanh của hầu...
Tiêu điểm
Sự Khác Biệt Giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Sự Khác Biệt Giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
GDN - Giải pháp tối ưu hóa quảng cáo của doanh nghiệp
GDN - Giải pháp tối ưu hóa quảng cáo của doanh nghiệp
Paid Search và cách vận dụng hiệu quả cho chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp
Paid Search và cách vận dụng hiệu quả cho chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp
SEO Off-page và cách thực hiện đạt hiệu quả cao nhất
SEO Off-page và cách thực hiện đạt hiệu quả cao nhất
Vận dụng Content Seeding hiệu quả trong chiến dịch Marketing
Vận dụng Content Seeding hiệu quả trong chiến dịch Marketing

Tin được xem nhiều

  • Lập Trình App Mobile Và Những Điều Bạn Chưa Biết
  • Thiết Kế Ứng Dụng App Mobile
  • Top 5 Framework Phát Triển Ứng Dụng Di Động Đa Nền Tảng
  • TOP 10 Kinh Nghiệm Chạy Quảng Cáo Google
  • 13 công cụ phân tích ứng dụng di động tốt nhất cho doanh nghiệp
  • So sánh sự khác biệt giữa React Native Và Native App
  • Thiết Kế Website Công Ty
© 2017 IGB ., JSC. All Rights Reserved.