Technical Seo là gì? Hướng dẫn tối ưu Technical Seo mới nhất 2023
Technical Seo là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện SEO. Cùng với SEO Onpage và SEO Offpage, giúp đạt được hiệu quả SEO website như mong muốn. Bài viết của IGB Software sẽ giúp bạn hiểu rõ Technical Seo là gì cũng như các phương pháp tối ưu Technical Seo cơ bản nhất.
1. Technical Seo là gì?
Hiểu một cách đơn giản hơn, Technical Seo chính là quá trình giúp bạn cải thiện các yếu tố thủ thuật SEO từ đó gia tăng lượng truy cập tự nhiên cho Website mà không tốn bất cứ chi phí nào. Seo luôn có sự đổi mới liên tục, do đó việc kiểm tra Technical SEO cũng cần thực hiện định kỳ, có thể theo quý hoặc từ 4-5 tháng một lần.
2. Tầm quan trọng của Technical Seo đối với Website
2.1. Giúp cải thiện tốc độ trang web

Tốc độ tải trang là một trong những tiêu chí quan trọng để giữ chân khách hàng ở lại website của bạn. Nếu bạn cung cấp nội dung hữu ích những thời gian load trang quá lâu thì vẫn không được công cụ tìm kiếm và người dùng đánh giá cao.
Do vậy, bạn cần thực hiện Technical SEO giúp trang web cải thiện tốc độ tải trang bằng cách sử dụng plugin chất lượng như WP Rocket, tối ưu SEO hình ảnh, video,…
2.2. Điều hướng cho công cụ tìm kiếm
Kỹ thuật SEO sử dụng sơ đồ XML để tối ưu hóa hiệu suất trang web trên các công cụ tìm kiếm. Sơ đồ XML không chỉ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin từ trang web của bạn, mà còn đặc biệt quan trọng trong việc tạo lộ trình cụ thể cho trang web đó.
Bằng cách cung cấp một sơ đồ XML chính xác và cấu trúc, các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rõ hơn về nội dung, cấu trúc của trang web. Đồng thời cũng giúp việc lập chỉ mục trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Khi các công cụ tìm kiếm đã nắm được lộ trình cụ thể của trang web thông qua sơ đồ XML, chúng có thể tổ chức dữ liệu một cách chính xác và hiển thị trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm một cách thích hợp nhất.
2.3. Tăng mức độ bảo mật cho website
Các công cụ tìm kiếm rất ưu tiên cho những Website đã cài chứng chỉ SSL do đảm bảo được yếu tố bảo mật thông tin cho người dùng. Chính vì vậy, khi thực hiện Technical SEO bạn cũng nên chú ý đến vấn đề bảo mật thông tin và dữ liệu cho trang web của mình.
2.4. Giúp tăng khả năng tương thích trên thiết bị di động
Thời đại công nghệ 4.0, bên cạnh các thiết bị lướt web phổ biến như máy tính PC hay laptop, thì điện thoại và tablet cũng trở thành công cụ được nhiều người dùng yêu thích. Do đó, website cần chú trọng tối ưu phần kỹ thuật để tối ưu khả năng tương thích của website trên nhiều thiết bị đa dạng.
2.5. Tăng lượng truy cập tự nhiên cho Website
Mục tiêu cuối cùng của SEO chính là việc kéo lượng truy cập cho Website càng nhiều càng tốt. Technical SEO chính là phương pháp tối ưu hóa website của bạn theo tiêu chuẩn công cụ tìm kiếm đặt ra. Nhờ việc website được xếp hạng, người dùng sẽ biết đến tự tồn tại của trang web và truy cập vào thông qua thao tác tìm kiếm.
3. Cách tối ưu Technical Seo mới nhất 2023
3.1. Tương thích với thiết bị di động
Để đánh giá mức độ tương thích và tính thân thiện trên thiết bị di động của 1 trang web, bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console để kiểm tra. Google sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo cụ thể các lỗi chưa tối ưu hóa trên website để bạn cải thiện.
3.2. Liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng cần cải thiện khi thực hiện tối ưu Technical Seo. Do đó khi xây dựng trang web, đừng quên chèn từ 1-3 liên kết nội bộ hợp ngữ cảnh. Không cố gắng nhồi nhét những liên kết thiếu tính nhất quán, nếu không sẽ bị google đánh spam.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lại các đường dẫn trên trang của mình để loại trừ các trang điều hướng bị lỗi, bị hỏng hay bị xóa bỏ. Khi kiểm tra, bạn cần lưu ý một số lưu ý gồm: độ sâu lần nhấp, các liên kết bị hỏng và các trang mồ côi.
3.3. Xóa bỏ Duplicate content và tối ưu Thin content
Nội dung trùng lặp (duplicate content) là các khối nội dung xuất hiện trên cùng domain hoặc tại các domain khác. Còn thin content là những bài viết có độ dài quá ngắn hoặc không chuyên sâu.
Để kiểm tra duplicate content/thin content trên website, bạn có thể tham khảo một số công cụ gồm: Raven Tools, Audit Website và Copyscape.
3.4. Lỗi thu thập dữ liệu
Lỗi thu thập dữ liệu xảy ra trong trường hợp công cụ tìm kiếm cố gắng truy cập vào website nhưng thất bại vì sự cố. Để tránh điều này xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng trang web, bạn cần chú ý khắc phục 2 lỗi cơ bản sau:
- Lỗi website: bạn nên liên hệ nhà cung cấp DNS để đảm bảo website đã được thiết lập đúng và có thể kết nối máy chủ. Hoặc nâng cấp máy chủ và loại các mã ngăn tải trang không cần thiết để việc truy cập của bots được nhanh chóng hơn.
- Lỗi URL: lỗi này xảy ra với một số trang nhất định chứ không phải toàn bộ domain. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tiêu đề, thiếu mô tả thông tin,… Hãy đảm bảo trang web của bạn chứa đầy đủ các thông tin đó để Google có thể thu thập dữ liệu.
3.5. Hình ảnh và alt text
Để trang web hay nội dung được đánh giá cao, không nên bỏ qua việc tối ưu hình ảnh và thẻ alt của ảnh. Khi đặt alt text cho ảnh, cần chú ý một số tiêu chí sau:
- Thẻ Alt mô tả cụ thể nhất nội dung hình ảnh để phân biệt giữa các ảnh khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
- Thẻ cần ngắn gọn, súc tích, tối đa 125 ký tự.
- Thẻ Alt của các hình ảnh trên web là độc lập và duy nhất, không trùng lặp
3.6. Cấu trúc URL
Các quy tắc cần lưu ý khi đặt URL gồm:
- Chỉ sử dụng chữ cái thường không dấu.
- Các từ cách nhau bằng dấu “-”.
- URL nên đặt ngắn gọn, làm nổi bật từ khóa, không nhồi nhét từ khóa.
- Tránh sử dụng các ký hiệu đặc biệt như “#, &,…” và ngày tháng.
3.7. Trang 404
.jpg)
Lỗi 404 là một lỗi thường gặp khi người dùng nhập sai URL hoặc truy cập vào một URL đã bị sửa, xóa. Bạn cần phải tối ưu web để cải thiện trải nghiệm cho người dùng bằng cách:
- Tạo ra lựa chọn khác cho người dùng với các nội dung liên quan.
- Thiết lập cấu trúc phần menu, header, footer cho trang 404 như các trang thông thường để người dùng dễ dàng chuyển tiếp đến trang khác.
- Sử dụng từ ngữ thân thiện để thông báo trang không còn khả dụng.
- Điều hướng người dùng đến các trang khác.
3.8. Chuyển hướng 301
Để cài đặt chuyển hướng 301 cho trang web bạn có thể thực hiện bằng cách:
- Chỉnh sửa trực tiếp trên code: Bạn tìm đến tệp đuôi .htaccess trong thư mục gốc của website và thực hiện chỉnh sửa trong đó.
- Chỉnh sửa bằng plugin trên WordPress: Cách làm này khá đơn giản, bạn chỉ cần cài plugin Redirection và vào phần cài đặt để chỉnh sửa chuyển hướng 301.
3.9. Thẻ Canonical
Đối với Technical SEO, việc sử dụng Canonical mang tại hiệu quả thiết thực, tránh gây ra sự trùng lặp về nội dung URL dễ gây cản trở cho công cụ tìm kiếm.
Thẻ Canonical sẽ chỉ định một URL chính mà bạn muốn người dùng nhìn thấy trên kết quả tìm kiếm thay cho các kết quả tương tự. Đồng thời, nó còn giúp tránh việc các bot Google mất thời gian thu thập dữ liệu từ các trang có nội dung trùng lặp.
3.10. Sơ đồ Sitemap XML
Sau khi đã hoàn thiện Sitemap XML, bạn gửi sơ đồ cho Google qua Google Search Console. Bạn cần đảm bảo sơ đồ XML đáp ứng các yêu cầu:
- Sơ đồ web không được chứa bất kỳ lỗi nào, loại bỏ các chuyển hướng và URL có khả năng chặn lập chỉ mục. Các yếu tố này sẽ khiến cho Google bỏ qua sơ đồ web của bạn.
- Thiết lập sitemap ngắn gọn, chứa các trang quan trọng
- Bổ sung các nội dung mới của trang web vào sơ đồ để Google có thể khám phá các nội dung mới trên website nhanh nhất.
- Đảm bảo rằng bạn đã gửi sitemap qua Google Search Console để Google biết về sơ đồ web của bạn.
3.11. Cấu trúc website
Cấu trúc website có vai trò quan trọng như một bộ khung định hình toàn bộ website, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các nội dung trong trang web. Một website có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm được nội dung họ cần níu chân người dùng ở lại lâu hơn. Hơn nữa, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp công cụ tìm kiếm hiểu và lập chỉ mục web một cách dễ dàng.
Technical Seo là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện website. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu được Technical Seo là gì, cũng như các cách để tối ưu Technical Seo hiệu quả nhất.