logo
 

 

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Hồ Sơ Năng Lực
    • Công Ty Cổ Phần IGB
  • Dịch vụ
  • Dự án
  • Tin tức
    • Thiết Kế App Mobile
    • Thiết Kế Website
    • Quảng Cáo Google
    • test
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

12 Thuật ngữ bạn nhất định phải biết khi lập trình web (PHẦN 1)

 Khi mới bắt tay vào lập trình web, chắc hẳn bạn sẽ mơ hồ về những khái niệm về lập trình web và tự đặt ra những câu hỏi “AJAX là gì?”, “API là gì?”. Tuy nhiên không có gì phải ngại, qua bài viết này bạn sẽ nắm trong tay 12 khái niệm hay gặp nhất về web.
 

1. AJAX
 

Viết tắt cho cụm “Asynchronous JavaScript and XML” (JavaScript và HTML không đồng bộ): công nghệ giúp giúp tạo ra những trang Web động mà không phải reload lại trang, giúp tác vụ chạy mượt và đẹp hơn.
 

Asynchronous JavaScript and XML
 

2. API
 

Viết tắt của cụm từ “Application Programming Interface” (Giao diện lập trình ứng dụng): phương thức, giao thức kết nối với các thư viện và ứng dụng khác. Ngoài ra, API cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng, từ đó có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.
 

3. Native API
 

Native API là một tính năng tích hợp có sẵn trong môi trường lập trình. Ví dụ: document.querySelector() đuợc gọi là native API để chọn các phần tử HTML (HTML elements)
 

4. Browser console
 

Bạn có thể truy cập vào developer toolbox với một số trình duyệt web. Với Firefox và Chrome trên Mac, nhấm tổ hợp phím Command + Option + I, trên Linux (hoặc Windows nếu mình nhớ không nhầm) là phím F12. Sau đó màn hình interactive console có thể gõ và thực hiện lệnh JavaScript. Console này cũng sẽ chỉ ra các lỗi và cảnh báo khác từ chương trình JavaScript.
 

Browser console

5. Debugger
 

Là công cụ được xây dựng giúp dev tìm ra lỗi và chỗ nào chương trình ngưng hoạt động. JavaScript cũng có hướng dẫn debugger dừng đúng ở câu lệnh có lỗi.
 

6. Browser API hay Web API
 

Giống như native APIs, Web API là tính năng cụ thể có sẵn trên trình duyệt web, và dev có thể sử dụng ngay lập tức sau vài buớc cài đặt đơn giản. Ví dụ như  setTimeout, setInterval, console.log. Xem thêm full list Web APIs.
 

7. ECMAScript
 

Là tên chính thức của JavaScript. JavaScript sau đó vào năm 1996 được tiêu chuẩn hóa bởi ECMA, một tổ chức chuyên về tiêu chuẩn hóa các ngành công nghệ và hệ thống.
 

ECMAScript
 

8. ES5
 

Đồng nghĩa với ECMAScript 2009, là phiên bản thứ 5 của JavaScript. Nhằm tránh nhầm lẫn, người ta hay sử dụng cú pháp “ECMAScript + năm” để xác định phiên bản JavaScript mình muốn đề cập.
 

9. ES6
 

Viết tắt của ECMAScript 2015, phiên bản thứ 6 của JavaScript. Từ năm 2015, JavaScript committee quyết định sẽ cho ra mắt các tính năng mới hằng năm. Từ đó, ECMAScript 2016, ECMAScript 2017, ECMAScript 2018 lần lượt ra đời.
 

10. JavaScript engine
 

Là một phần của browser và có khả năng biên dịch (compile) và phiên dịch (interpret) JavaScript code. JavaScript engine đọc các đoạn code JavaScript rồi chuyển nó sang mã máy để máy tính (hoặc phần mềm máy tính như trình duyệt web, server node.js…) có thể hiểu và chạy được.
 

JavaScript engine
 

11. JavaScript specification
 

Là bản mô tả chức năng cho ECMAScript. Trong mỗi ấn bản này, người ta định nghĩa các tính năng của ngôn ngữ lập trình ECMAScript theo một cách viết rất hàn lâm, với hàng đống những thuật ngữ khoa học. Loại tài liệu academic này chắc chắn không hợp khẩu vị của đa số JavaScript developer, nhưng lại rất quan trọng đối với các nhóm phát triển web browser và JavaScript engine. Họ sẽ tham khảo đặc tả và lần lượt tích hợp chức năng vào sản phẩm của họ.
 

12. Node.js
 

Là môi trường chạy JavaScript bên ngoài browser, bao gồm JavaScript engine và V8 để compile và execute đoạn code. Nodejs không chạy trên một trình duyệt mà chạy trên Server.

Đây là 12 thuật ngữ thường gặp khi bạn tìm hiểu về lập trình web, tuy nhiên những cụm từ phổ biến và quan trọng hơn vẫn còn chưa được bật mí hết. Hãy cùng xem 12 Thuật ngữ bạn nhất định phải biết khi lập trình web (PHẦN 2) có gì bạn nhé!
Thu Hiền
>> Xem thêm:
 
Chọn mẫu website giới thiệu công ty thế nào cho phù hợp?
Bật mí 5 tool hỗ trợ đắc lực cho qa/tester nhập môn
 
 
Closure là gì? Tại sao cần dùng closure?

Closure là gì? Tại sao cần dùng closure?

Closure là một kiến thức quan trọng trong lập trình, nhờ có nó mà bạn có thể triển khai những chức năng một cách dễ dàng...
7 khái niệm Javascript cơ bản không thể bỏ qua

7 khái niệm Javascript cơ bản không thể bỏ qua

Có thể nói trong những năm gần đây thì ngôn ngữ JavaScript đã trở nên rất thông dụng. Có rất nhiều framework ra đời được...
Phát triển pop up có lợi như thế nào đối với website của bạn?

Phát triển pop up có lợi như thế nào đối với website của bạn?

Pop up không còn là một thuật ngũ xa lạ với các marketer và developer. Quảng cáo hay dẫn thông tin bằng pop up ngày càng được...
Tiêu điểm
Closure là gì? Tại sao cần dùng closure?
Closure là gì? Tại sao cần dùng closure?
7 khái niệm Javascript cơ bản không thể bỏ qua
7 khái niệm Javascript cơ bản không thể bỏ qua
Phát triển pop up có lợi như thế nào đối với website của bạn?
Phát triển pop up có lợi như thế nào đối với website của bạn?
Tip khiến màu sắc trong thiết kế của bạn trở nên hài hòa và cân đối hơn
Tip khiến màu sắc trong thiết kế của bạn trở nên hài hòa và cân đối hơn
10 xu hướng thiết kế mùa hè 2023 mà bạn nên cập nhật
10 xu hướng thiết kế mùa hè 2023 mà bạn nên cập nhật

Tin được xem nhiều

  • Lập Trình App Mobile Và Những Điều Bạn Chưa Biết
  • Thiết Kế Ứng Dụng App Mobile
  • Top 5 Framework Phát Triển Ứng Dụng Di Động Đa Nền Tảng
  • TOP 10 Kinh Nghiệm Chạy Quảng Cáo Google
  • 13 công cụ phân tích ứng dụng di động tốt nhất cho doanh nghiệp
  • So sánh sự khác biệt giữa React Native Và Native App
  • Thiết Kế Website Công Ty
© 2017 IGB ., JSC. All Rights Reserved.